354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp  - Tp HCM - Hotline: 0899 79 1368 - www.slimbody.vn

Cơ thể có bao nhiêu loại mỡ? phân biệt mỡ xấu và mỡ tốt có trong cơ thể

Thứ tư, 15/06/2022 - 01:46 PM
Bạn có biết cơ thể chúng ta không chỉ có một loại mỡ mà còn có nhiều loại mỡ khác nhau. Trong đó có cả mỡ tốt và mỡ xấu, nếu quá trình giảm cân sai phương pháp rất dễ làm mất đi lượng mỡ cần thiết trong cơ thể, nghiêm trọng hơn khi mất đi lượng mỡ quan trọng này có thể khiến cơ thể chúng ta phải đối diện với các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường. Cùng tìm hiểu về các loại mỡ trong cơ thể qua bài viết dưới đây nhé.

Như đã kể trên, cơ thể chúng ta có nhiều loại mỡ khác nhau, tốt có, xấu có. Có đến sáu loại mỡ khác nhau trong cơ thể chúng ta, bao gồm mỡ thiết yếu, mỡ trắng mỡ nâu, mỡ màu be, mỡ dưới da, mỡ bao quanh nội tạng. Vậy trong 6 loại mỡ đã kể trên thì đâu là mỡ tốt, đâu là mỡ xấu. Nhìn chung có nhiều loại mỡ khác nhau như vậy nhưng mục tiêu vẫn là xem xét tác động của từng loại mỡ cho cơ thể mà loại bỏ đi những loại mỡ không cần thiết.

Mỡ nâu

  • Mỡ nâu gồm những giọt nhỏ chất béo và một số lượng lớn ty thể có chứa sắt, cùng với rất nhiều máu sạch khiến mỡ có màu nâu. Mỡ nâu được cho là giống cơ bắp. Khi được kích hoạt, mỡ nâu sẽ đốt cháy mỡ trắng vì vậy mỡ nâu được cho là chất béo tốt. Hỗ trợ điều trị bệnh béo phì, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, cải thiện nồng độ insulin, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường týp 2.
  • Mỡ nâu chiếm khoảng 5% tổng khối lượng cơ thể trẻ sơ sinh. Sau khi sinh ra lượng mỡ nâu sẽ giảm dần khiến người trưởng thành có ít hoặc không có mỡ nâu.

Mỡ trắng

  • Mỡ trắng có nhiều hơn mỡ nâu trong cơ thể chúng ta. Mỡ trắng là hệ thống lưu trữ năng lượng và sản xuất các hormone, sau đó tiết vào máu. Mỡ trắng tham gia vào quá trình sản xuất leptin (giúp kiểm soát cơn đói), hormone tăng trưởng và cortisol. Tuy nhiên lượng mỡ trắng quá nhiều, khi cơ thể phải đối mặt với mức độ leptin cao liên tục, do lượng mỡ trắng dư thừa, cơ thể sẽ trở nên ít nhạy cảm hơn với các tác động của leptin. Điều này khiến cơ thể sẽ dễ đói hơn, tiêu thụ thức ăn nhiều hơn và lượng mỡ thừa lại tiếp tục tăng, chu kì này cứ lặp lại liên tục.
  • Mỡ trắng dư thừa cứng đầu thường tập trung ở đùi, hông và bụng. Bạn cần thiết lập mục tiêu tập luyện xây dựng mô cơ nhằm đốt cháy nhiều calo hơn chất béo, nó có thể giúp giảm mức mỡ trắng trong cơ thể.

Mỡ thiết yếu

  • Đây là một loại mỡ cần thiết trong cơ thể cần để sống. Mỡ thiết yếu giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, hấp thụ vitamin, cấu trúc tế bào và vào quá trình sản xuất các hormone tốt cho cơ thể như hormone sinh sản. Mỡ thiết yếu được tìm thấy ở nhiều nơi trong cơ thể bao gồm màng thần kinh, tủy xương và màng bảo vệ các cơ quan của cơ thể. Mỡ thiết yếu không phải là mỡ dưới da hay mỡ nội tạng.

Mỡ màu be

  • Mỡ màu be nhìn giống như sự giao  thoa giữa mỡ trắng và nâu, nhưng nghiên cứu cho thấy mỡ màu be là loại tế bào mỡ độc đáo của riêng nó, không phải là điểm giữa của mỡ trắng và nâu.
  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỡ trắng có thể được chuyển đổi thành mỡ màu be. Hormone catecholamine được giải phóng khi bạn bị căng thẳng hoặc lạnh, giúp bắt đầu quá trình chuyển đổi mỡ trắng thành mỡ màu be. Quá trình này sẽ khiến bạn thon thả hơn vì bạn đang đốt cháy chất béo và giải phóng nó dưới dạng nhiệt.
  • Tập thể dục được coi là một yếu tố gây căng thẳng quan trọng để chuyển đổi mỡ trắng thành mỡ màu be, do sản xuất hormone irisin. Chìa khóa ở đây là sự căng thẳng, vì vậy hãy tập trung ít nhất 75 phút tập thể dục mạnh mẽ mối tuần và ưu tiên tập luyện với cường độ cao để tăng cường mức độ irisin, thúc đẩy việc chuyển hóa của mỡ trắng.

Mỡ dưới da

  • Mỡ dưới da là một lớp mỡ được tìm thấy trực tiếp dưới da, chiếm khoảng 90% tỷ lệ mỡ toàn cơ thể. Về mặt tổng thể mỡ dưới da xuất hiện nhiều ở đùi, mông có lợi cho sức khỏe. Nhưng nếu quá nhiều mỡ dưới da có thể gây kháng insulin, làm tăng nguy cơ tăng cân và các vấn đề sức khỏe đi kèm. 
  • Mỡ dưới da rất cần thiết có cơ thể nhưng quá nhiều cũng sẽ mang lại nhiều tác hại. Đặc biệt nếu mỡ gia tăng xung quanh bụng, tăng nguy cơ biến chứng về sức khỏe. Cơ thể chúng ta lưu trữ chất béo dưới da như một loại dự phòng khẩn cấp trong trường hợp đói hoặc thiếu calo, loại chất béo rất khó để giảm.
  • Để giảm lớp mỡ dưới da, nên giảm lượng calo dụng nạp, cải thiện chế độ dinh dưỡng để tránh carb tinh chế và thực phẩm chế biến, tăng cường luyện tập thể dục cường độ cao thường xuyên giúp thu nhỏ các tế bào mỡ nhanh hơn, cho kết quả rõ hơn.

Mỡ nội tạng

  •  Mỡ nội tạng là những chất béo xung quanh các cơ quan bên trong cơ thể và gây rắc rối cho sức khỏe, như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí là sa sút trí tuệ. Nếu có vòng eo hoặc bụng lớn, tất nhiên bạn đã có mỡ nội tạng. Mỡ nội tạng tích tụ và tiết ra protein liên kết với retisol 4, một thủ phạm khiến cơ thể kháng insulin, dẫn đến không dung nạp glucose và bệnh tiểu đường loại 2.
  • Trong cuộc chiến chống lại mỡ thừa, mỡ nội tạng là kẻ thù số một. Một trong những cách tốt nhất để giảm thiểu mức mỡ nội tạng là điều chỉnh chế độ ăn uống bạn. Cắt bỏ thực phẩm chế biến và tăng lượng protein nạc, thực phẩm chứa chất béo không bão hòa, ngũ cốc và chất xơ. Ngủ đủ giấc, ngoài ra các bài tập rèn luyện sức mạnh cơ bụng sẽ giúp tăng khả năng đốt cháy calo và giúp làm tan mỡ nội tạng.

Lợi ích và tác hại của mỡ đối với cơ thể

Lợi ích

Khi tỷ lệ mỡ bình thường, khỏe mạnh thì cơ thể mới có thể hoạt động một cách tốt nhất. Tỷ lệ mỡ cơ thể khỏe mạnh mang lại nhiều lợi ích như:

  • Điều hòa thân nhiệt.
  • Kiểm soát nồng độ hormone.
  • Duy trì sức khỏe sinh sản.
  • Dự trữ vitamin.
  • Bảo vệ chức năng thần kinh.
  • Duy trì tỷ lệ trao đổi chất.
  • Ổn định lượng đường trong máu.

Tác hại

Có quá nhiều mỡ trắng, đặc biệt là mỡ nội tạng, sẽ gây hại cho sức khỏe. Mỡ nội tạng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe và bệnh lý sau:

  • Bệnh tim mạch.
  • Đột quỵ.
  • Bệnh động mạch vành.
  • Xơ vữa động mạch.
  • Biến chứng thai kỳ.
  • Tiểu đường tuýp 2.
  • RỐi loạn hormone.
  • Một số bệnh ung thư.

Kết luận

  • Chất béo thiết yếu giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Mỡ dưới da chiếm phần lớn tổng lượng mỡ trong cơ thể. Đây là nguồn dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng sau này. Mỡ dưới da nhìn chung không gây hại. Mỡ nội tạng cực kì nguy hiểm, nếu tỷ lệ mỡ nội tạng cao trong cơ thể, đặc biệt là sự hiện diện của mỡ nội tạng, sẽ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh tật.
  • Để giảm cân hoặc tránh tăng cân thì lượng calo nạp vào hàng ngày phải bằng hoặc thấp hơn calo đốt cháy. Chế độ ăn lành mạnh giàu protein và chất xơ kết hợp với tập thể dục thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa sự tích mỡ trong cơ thể, nhất là mỡ nội tạng.
Bình luận của bạn
*
*
 Captcha

 Bài viết cùng chuyên mục

Kích thước vòng eo quan trọng như thế nào Kích thước vòng eo được coi là một chỉ số quan trọng đánh giá nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe của cơ thể. Hiện nay, một số bệnh trọng, được cho là có liên quan đến các vị trí trên cơ thể tích tụ nhiều chất béo có ý nghĩa hơn so với cân nặng tổng thể. Vậy kích thước vòng eo quá lớn so với tổng thể cân nặng có những tác hại gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Những thời điểm và phương pháp chạy bộ giảm cân hiệu quả nhất Chạy bộ là phương pháp tập thể dục quen thuộc, thói quen chạy bộ mỗi buổi sáng đúng cách không chỉ giúp bạn giảm cân mà còn bảo vệ sức khỏe, cùng tìm hiểu về các phương pháp và thời gian chạy bộ mang lại hiệu quả cao nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Vòng 3 đầy đặn, săn chắc không khó Đừng lầm tưởng, sau khi giảm cân sẽ sở hữu một thân hình đầy đặn, nhất là vòng 3 quyến rũ. Nếu bạn giảm cân không đúng cách, không áp dụng thêm luyện tập sẽ khiến mỡ ở các vùng như vòng 1 và vòng 3 bị giảm đi theo khối lượng toàn cơ thể. Nguyên nhân do đâu? Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vòng 3 của mình, từ đó tìm ra cách khắc phục bạn nhé.
Bí quyết giảm mỡ bắp chân Đôi chân thon gọn và săn chắc, phải chăng đây là đôi chân mà bạn mong muốn để diện nhiều kiểu trang phục và tự tin hơn trong công việc hàng ngày. Thật dễ dàng với những bài tập thể dục giúp chúng ta săn chắc và giảm mỡ thừa cho đôi chân. Đọc hết bài viết dưới đây để hiểu hơn nhé.
Mẹo hết rạn da sau khi giảm cân Giảm cân thành công, chúng ta luôn muốn bản thân mình có một thân hình săn chắc thon gọn, nhưng bên cạnh đó một vấn đề lớn mà không phải ai cũng biết. Đó là làn da của bạn sẽ bị chảy xệ, rạn nứt sau khi giảm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ra rạn da và cách giải quyết.
 Hỗ trợ trực tuyến
Ds Nguyễn Thị Thêm
 Thống kê truy cập
  • Trực tuyến:
    2
  • Hôm nay:
    335
  • Tuần này:
    3355
  • Tuần trước:
    3096
  • Tháng trước:
    5955
  • Tất cả:
    1453411
Thông tin liên hệ

SLIMBODY.VN WEBSITE VỀ GIẢM CÂN AN TOÀN HÀNG ĐẦU HIỆN NAY

Địa chỉ 1: 354 Nguyễn Văn Công, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh 

Địa chỉ 2: 285 Bạch Đằng, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh (Số cũ 14A Nguyễn Thái Sơn, Phường 3, Quận Gò Vấp, TP.HCM)

Tel:  0899 79 1368

E-mail: lienhe@slimbody.vn

Website: slimbody.vn

 © Designed by Famitaa Copyright 2020 by    All rights reserved

www.webso.vn
Back to top